TƯ VẤN HỢP ĐỒNG KINH TẾ, CÁC NGUYÊN TẮC QUAN TRỌNG KHI KÝ KẾT

(ats Law firm) Trong thời buổi kinh tế thị trường, mọi giao dịch hầu hết đều được ký kết bằng hợp đồng kinh tế. Vì vậy, có nhiều công ty luật mở dịch vụ tư vấn hợp đồng kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là văn bản, tài liệu thỏa thuận giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hóa dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khách có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Tầm quan trọng của hợp đồng kinh tế cũng tương tự như quyền sử dụng nhà đất. Tham khảo thêm về thủ tục cấp sổ đỏ.

Các nguyên tắc cơ bản về hợp đồng kinh tế:



Tư vấn hợp đồng kinh tế
Tư vấn hợp đồng kinh tế

Theo các luật sư chuyên tư vấn hợp đồng kinh tế, khi ký hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc tự nguyện:
Hợp đồng kinh tế hình thành dựa trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận giữa các chủ thể tham gia, không chịu sự áp đặt của bất kỳ tổ chức, cá nhân này.

Nguyên tắc cùng có lợi:
Một điều quan trọng mà bất kỳ dịch vụ tư vấn hợp đồng luôn chú ý với các doanh nghiệp là những điều khoản ký kết trong hợp đồng phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, không có bất cứ sự chèn ép hay lừa dối nào.

Nguyên tắc không trái pháp luật:
Tất cả các điều khoản trong hợp đồng kinh tế phải hợp pháp. Các bên tham gia có quyền tự thương lượng các điều khoản có lợi cho đôi bên, nhưng tất cả những điều đó không vi phạm những điều cấm của pháp luật.

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:
Giữa các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ của mỗi chủ thể bao giờ cũng tương xứng với nhau. Quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ hình thành khi các bên tham gia thống nhất với nhau về các điều khoản trong hợp đồng.
Một khi đã ký kết, các bên tham gia phải tuân thủ thực hiện đúng những điều khoản đã thỏa thuận. Nếu không sẽ chịu trách nhiệm với các bên còn lại hoặc nghiêm trọng hơn là chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản:
Khi tham gia quan hệ trong hợp đồng kinh tế, các bên phải dùng chính tài sản của mình để đảm bảo việc ký kết, thực hiện hợp đồng. Các bên có thể dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp hoặc nhờ người khác bảo lãnh về tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo đảm lợi ích kinh tế của các bên tham gia hợp đồng.

Khi tham gia hợp đồng kinh tế, cần lưu ý những nguyên tắc được tư vấn hợp đồng trên để bảo vệ quyền lợi và thực hiện đúng nghĩa vụ của mình trong kinh doanh.
Tags: 

Xem thêm:

tư vấn hợp đồng
Thiết kế sân vườn biệt thự
Thiết kế nội thất
Dịch vụ thiết kế chung cư
Chuyên mục:

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét